“Bọc răng sứ có làm cho răng thật yếu đi không?” là mối quan tâm hàng đầu hiện nay của nhiều người. Câu hỏi này còn nhận nhiều ý kiến trái chiều từ các nguồn thông tin khác nhau. Để mọi người không phải hoang mang, lo lắng, bác sĩ sẽ lý giải cụ thể dưới đây nhé.
Mục lục
- 1. Cấu tạo chi tiết của răng thật
- 2. Kỹ thuật bọc răng sứ được thực hiện như thế nào?
- 3. Bọc răng sứ phù hợp với trường hợp nào?
- 4. Bọc răng sứ có làm cho răng thật yếu đi không?
- 5. Các nguyên nhân bọc răng sứ làm cho răng thật bị yếu, hư hỏng
- 6. Quy trình bọc răng sứ chuẩn Y khoa
- 7. Những yếu tố quan trọng cần biết trước khi bọc răng sứ
- 8. Mách bạn địa chỉ bọc răng sứ uy tín tại Hà Nội
1. Cấu tạo chi tiết của răng thật
Răng thật được cấu tạo gồm 3 bộ phận chính là men răng, ngà răng và tuỷ răng. Trong đó, men răng cứng nhất được cấu tạo từ những tinh thể Hydroxyapatite- một loại canxi photphat dài mảnh, nằm sát cạnh nhau theo 1 trình tự chính xác để bảo vệ răng. Số lượng lớn chất khoáng trong thành phần men không chỉ làm tăng độ cứng mà còn độ giòn của nó.
Theo nghiên cứu, men răng được xếp vào hạng 5 trên thang đo độ cứng Mohs khoảng 200Mpa và có suất đàn hồi Young là 83GPa. Tuy men răng rất cứng chắc nhưng lại bị ăn mòn bởi axit trong miệng. Và một khi men răng bị tổn thương thì sẽ không thể tự khôi phục lại như cũ. Chỉ có những biện pháp nha khoa mới có thể điều trị triệt để cho răng.
Tiếp đến là lớp ngà răng ở giữa trong, mềm hơn men răng, có tính đàn hồi cao, xốp và thấm. Men răng có màu trong suốt nên màu của răng do ngà răng của bạn quyết định, chiếm phần lớn khối lượng trong thân răng.
Thành phần chủ yếu là chất keo collagen, nằm phía trong tăng tính bảo vệ cho tủy răng. Ở trên bề mặt ngà răng cũng có dây thần kinh, độ cứng ít hơn nên ngà răng dễ bị axit phá huỷ làm cho răng có cảm giác ê buốt, khó chịu nếu kích nhiệt hoặc gặp hoá chất.
Lớp trong cùng là tuỷ răng có cấu trúc mềm, chứa mạch máu và các dây thần kinh với công dụng chính là nuôi dưỡng, chi phối hoạt động cơ học của răng. Trong mỗi tủy răng có buồng thân răng và ống chân răng, các dây thần kinh và mạch máu chui vào các buồng tủy và qua các lỗ này.
2. Kỹ thuật bọc răng sứ được thực hiện như thế nào?
Bọc răng sứ được biết đến là phương pháp phục hình có thể cải thiện răng trong nhiều trường hợp khác nhau mang đến hàm răng trắng đẹp tự nhiên.
Kỹ thuật này đòi hỏi sự cẩn trọng, tỉ mỉ của bác sĩ có kinh nghiệm. Hiểu một cách đơn giản, bác sĩ sẽ mài nhỏ một phần thân răng thành cùi răng theo tỷ lệ nhất định. Sau đó thì khách hàng được lấy dấu cùi răng để làm răng sứ. Đồng thời, so màu răng nhằm lựa chọn được màu răng sứ phù hợp nhất.
Khi thu thập đủ dữ liệu, dấu răng được gửi về phòng chế tác làm răng sứ cho từng trường hợp khác nhau. Đến khi hoàn thành mão sứ, bạn được gắn phần này lên trên để bảo vệ răng thật ở bên trong. Quá trình gắn mão sứ phải đảm bảo sự chắc chắn, sát khít, không bị cộm cấn có thể gây bất tiện cho khách hàng.
Giải đáp: Bọc răng sứ có an toàn không?
3. Bọc răng sứ phù hợp với trường hợp nào?
Với các trường hợp dưới đây, bác sĩ khuyến cáo bạn nên thực hiện bọc răng sứ càng sớm càng tốt giúp bảo vệ răng thật tối đa, phục hồi khả năng ăn nhai.
– Bọc sứ cho răng sâu
Với răng sâu ở mức độ nhẹ, bác sĩ thực hiện trám răng composite thẩm mỹ. Khi đó chất trám giúp ngăn chặn không cho các tác nhân khác tấn công làm ảnh hưởng đến tuỷ răng. Tuy nhiên với trường hợp răng sâu lớn thì trám răng không có tác dụng. Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng chân răng, nếu vẫn vững chắc thì có thể bọc răng sứ giúp bảo vệ cùi răng thật tránh tác động từ bên ngoài, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.
Giải đáp: Có nên bọc răng sứ cho răng sâu? Bọc loại nào tốt?
– Bọc sứ cho răng hư, răng chữa tủy
Răng đã hư hỏng, răng chữa tuỷ thường dễ bị giòn, gãy. Bọc răng sứ chính là cách để bảo vệ răng thật bên trong. Sau khi hoàn thành, bạn sẽ sở hữu hàm răng khoẻ, đẹp.
– Bọc sứ cho răng không đều
Răng mọc không đều, mọc nghiêng, mọc lệch,… ở mức độ nhẹ thì bọc răng sứ giúp hàm răng của bạn trở nên hài hoà, đảm bảo tính thẩm mỹ tốt.
– Bọc sứ cho răng hô, móm
Răng hô, móm có nguyên nhân từ răng, không phải do xương hàm và ở độ nhẹ thì bọc sứ dễ dàng khắc phục giải quyết được tình trạng trên. Còn nếu răng hô móm ở mức độ nặng phức tạp hơn thì bác sĩ sẽ chỉ định niềng răng sẽ tốt hơn.
Tư vấn: Bọc răng sứ có hết móm không?
– Bọc sứ cho răng thưa, hở kẽ
Bọc sứ còn áp dụng với trường hợp răng thưa, hở kẽ ở mức độ nhẹ giúp che đi khoảng cách giữa các răng. Điều này không gây thêm trở ngại cho bạn trong quá trình ăn uống hay thẩm mỹ.
Đừng bỏ qua: Răng bị thưa nên niềng hay bọc sứ?
– Bọc sứ cho răng ố vàng, nhiễm màu nặng
Người hút thuốc lá lâu ngày, uống nhiều thuốc kháng sinh làm cho răng bị ố vàng, nhiễm màu nặng. Trường hợp này việc tẩy trắng răng sẽ không có tác dụng. Bởi vậy, bọc răng sứ giúp bạn có được hàm răng trắng đẹp, đều màu.
– Làm cầu răng sứ hoặc trồng răng implant
Với một số người, bọc răng sứ còn áp dụng để làm cầu răng sứ hoặc trồng răng implant giúp khôi phục răng đã mất.
4. Bọc răng sứ có làm cho răng thật yếu đi không?
“Bọc răng sứ có làm cho răng thật yếu đi không” là băn khoăn chung của rất nhiều người. Chỉ khi câu hỏi này được lý giải thì bạn mới có thể yên tâm bọc răng sứ.
Trước tiên cần nhấn mạnh, nếu răng của bạn vẫn đang khoẻ mạnh, nguyên vẹn, không gặp bất kỳ vấn đề gì thì không nên làm răng sứ. Vì không răng sứ nào có thể tốt như răng thật. Tuy nhiên, nếu răng của bạn bị xuống cấp, bị sâu vỡ lớn, ăn nhai ê buốt thì bọc răng sứ lúc này mang đến nhiều công dụng. Ví như bảo vệ răng thật, kéo dài thời gian tồn tại của răng thật, hạn chế tối đa các viêm nhiễm, từ đó giúp quá trình ăn nhai diễn ra tự nhiên, thoải mái hơn.
Để lý giải cho nhận định trên, chúng ta sẽ nhìn vào kỹ thuật thực hiện bọc răng sứ. Khi thực hiện, bác sĩ cần tính toán và mài răng ở mức độ phù hợp. Lớp men bên ngoài bị mài mỏng bớt có thể làm răng dễ bị ê buốt, nhạy cảm hơn. Răng cũng dễ tổn thương hơn, độ chắc khỏe sẽ không còn như răng thật ban đầu.
Bởi vậy, bọc răng sứ thường chỉ áp dụng với trường hợp răng mẻ vỡ lớn, răng hỏng tủy, cần bảo vệ răng. Còn răng bình thường đang ăn nhai tốt, nếu bị khấp khểnh, hô, móm thì nên niềng răng. Nếu màu răng xấu quá thì bạn nên dán sứ Veneer. Tuyệt đối chống chỉ định răng khấp khểnh nặng, răng hô móm nặng đi làm răng sứ để đẹp, mà nên niềng răng.
Bên cạnh những ưu điểm vượt trội của răng sứ, bạn cần biết thêm cả biến chứng có thể xảy ra khi bọc răng sứ. Ví như răng bị chết tuỷ, gây hôi miệng, rối loạn khớp thái dương hàm, đau buốt kéo dài sau khi gắn răng, khó thích nghi và ăn nhai như bình thường,… Vậy nên hãy cân nhắc thật kỹ trước khi bọc răng sứ. Và khi chọn bọc răng thì tìm địa chỉ nha khoa uy tín, chất lượng nhằm mang đến hiệu quả tốt nhất, hạn chế tối đa các biến chứng kể trên.
Có thể bạn quan tâm: Dán răng sứ hay bọc răng sứ tốt hơn?
5. Các nguyên nhân bọc răng sứ làm cho răng thật bị yếu, hư hỏng
Như đã chia sẻ ở trên, bọc răng sứ bị lỗi hỏng có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng mà nguyên nhân chính xuất phát từ các yếu tố khác nhau.
– Kỹ thuật mài răng của bác sĩ chưa tốt
Bản chất của mài cùi răng là tạo trụ để cố định mão sứ bên trên bằng việc lấp đầy khoảng trống bên trong và gắn chặt với mão sứ. Kỹ thuật này rất phức tạp, tác động đến các mặt của răng. Nếu thực hiện thiếu chính xác, bác sĩ mài mô răng thật quá nhiều có thể gây viêm và đau sau điều trị.
– Chế tác răng sứ không chuẩn xác
Chế tác răng sứ không thực hiện chính xác dẫn đến quá trình lắp mão sứ khó sát khít với răng thật, đường hoàn tất gồ ghề, tạo ra khe hở chính là nơi để vi khuẩn phát triển.
Khi bọc sứ, đường hoàn tất của răng cũng không được vi phạm khoảng sinh học (phần mô mềm bám dính vào chân răng trên xương ổ răng). Khoảng sinh học đóng vai trò là “hàng rào” ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn vào trong các thành phần nha chu quan trọng bên dưới như xương ổ răng, dây chằng nha chu, xê măng.
– Chất lượng răng sứ, keo dính không đảm bảo
Răng sứ kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ khi lắp vào răng thật sẽ dễ vỡ, sứt mẻ, độ đàn hồi thấp, dễ xỉn màu hơn. Ngoài ra, răng sứ được gắn cố định với răng thật bởi một chất keo chuyên dụng. Nếu chất lượng keo gắn không tốt có thể gây dị ứng phần răng tiếp xúc, răng sứ bị lỏng lẻo, nhanh tuột và hỏng.
– Chưa điều trị dứt điểm các bệnh lý răng miệng
Nền răng của bạn yếu, nhạy cảm hoặc chưa điều trị dứt điểm các bệnh lý như viêm lợi, viêm nha chu thì sau khi bọc sứ, nguy cơ viêm nhiễm sẽ cao hơn gấp nhiều lần.
– Vệ sinh răng miệng chưa đúng cách
Sau khi bọc răng sứ, bạn cần thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách. Chỉ cần lơ là hoặc thực hiện không cẩn thận có thể dẫn tới nguy cơ cao bị viêm lợi, sâu răng, hôi miệng,…
Có thể bạn quan tâm: Những trường hợp không nên bọc răng sứ
6. Quy trình bọc răng sứ chuẩn Y khoa
Nhằm giúp bản thân cảm thấy an tâm và vững tin hơn trước khi bọc răng sứ, bạn cần tìm hiểu đầy đủ quy trình bọc răng sứ chuẩn Y khoa dưới đây.
– Bước 1: Khám tổng quát và tư vấn
Trước tiên, bác sĩ sẽ thực hiện khám tổng quát răng miệng và kiểm tra tình trạng của khách hàng. Sau đó xác định xem răng có bọc sứ được không. Trường hợp răng bị sâu, viêm nha chu, phần chân răng yếu,… thì cần ưu tiên điều trị triệt để và phục hồi lại chức năng cho răng ổn định, khoẻ mạnh. Sau đó mới có thể bọc răng sứ an toàn, hiệu quả.
– Bước 2: Ký hợp đồng sử dụng dịch vụ
Khách hàng sẽ ký hợp đồng sử dụng dịch vụ với phòng khám nha khoa và bác sĩ thực hiện điều trị. Mục đích của việc này giúp khách hàng hiểu được trách nhiệm công việc của phòng khám, trách nhiệm của bản thân và phòng ngừa một số rủi ro có thể xảy ra.
– Bước 3: Vệ sinh răng miệng và gây tê
Sau đó bác sĩ thực hiện vệ sinh sạch sẽ khoang miệng cho khách hàng, cạo phần vôi răng, súc miệng loại bỏ vi khuẩn. Điều này hạn chế tối đa các tác nhân gây tình trạng viêm nướu hoặc các vấn đề phát sinh không mong muốn.
Tiếp đến tại vùng răng cần thực hiện bọc sứ, bác sĩ tiêm thuốc ủ tê để bệnh nhân không cảm thấy đau nhức trong suốt quá trình điều trị.
– Bước 4: Mài răng và lấy dấu
Khi thuốc tê đã ngấm, bác sĩ tiến hành mài cùi răng thành các trụ nhỏ với mục đích gắn mão răng sứ bên trên. Sau khi mài cùi răng làm trụ, bệnh nhân được thực hiện lấy dấu răng để làm răng sứ. Bạn có thể tuỳ chọn yêu cầu về màu răng, hình dáng răng và loại răng sứ sử dụng điều trị.
– Bước 5: Chế tác răng sứ
Khi đã có đủ thông tin và dữ liệu cần thiết thì dấu răng được gửi tới phòng chế tác để kỹ thuật viên tiến hành chế tạo cho người điều trị. Thời gian chờ đợi mẫu răng sứ khoảng từ 3- 7 ngày. Trong khoảng thời gian chờ mẫu răng sứ, người bệnh có thể gắn răng tạm thời để lấp đầy khoảng trống thưa răng và bảo vệ phần cùi răng.
– Bước 6: Gắn răng sứ và kiểm tra tổng thể
Sau khi mẫu răng sứ đã được hoàn thiện, bác sĩ tiến hành gắn răng sứ lên cùi răng thật. Tiếp đến là khâu kiểm tra xem mô hình răng hoàn toàn sát khít hay chưa. Cuối cùng, bác sĩ hẹn lịch tái khám và hướng dẫn cách chăm sóc răng sứ tại nhà.
Xem chi tiết: Quy trình bọc răng sứ chuẩn Y khoa an toàn, hiệu quả
7. Những yếu tố quan trọng cần biết trước khi bọc răng sứ
Bọc răng sứ có ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ răng miệng về sau, bởi vậy bạn nên cẩn trọng, nắm rõ thông tin trước khi thực hiện.
Tìm hiểu kỹ về kỹ thuật bọc răng sứ
Trước tiên, bạn cần hiểu bọc răng sứ là một phương pháp giúp phục hình và cải thiện lại răng trong các trường hợp như răng sứt mẻ, răng thưa, hô hoặc móm nhẹ, răng nhiễm màu kháng sinh, răng sâu,… Nó giúp bạn sở hữu hàm răng trắng đều, đẹp trong khoảng thời gian nhất định. Bên cạnh đó, tình trạng sức khoẻ răng miệng, cơ địa của mỗi người không giống nhau. Do vậy, bạn cần có đủ thông tin cần thiết rồi mới đưa ra quyết định phù hợp nhất cho bản thân.
Lựa chọn loại răng sứ phù hợp
Hiện nay trên thị trường có nhiều dòng răng sứ khác nhau và được chia thành 2 loại chính là răng sứ kim loại và răng toàn sứ.
– Răng sứ kim loại
Răng sứ kim loại có phần khung sườn làm từ hợp kim loại như Crom- Niken, Crom- Niken- Titan,… còn bên ngoài được bao phủ bởi lớp sứ tự nhiên.
Ưu điểm của răng sứ kim loại là mức chi phí rẻ hơn so với răng toàn sứ. Nhưng vì có cấu tạo như trên nên tính thẩm mỹ chưa hoàn thiện, răng không có độ bóng đẹp khi ánh sáng chiếu vào. Sau một thời gian sử dụng, răng sứ còn bị đen viền nướu do oxy hoá trong khoang miệng. Độ bền của răng sứ kim loại khoảng từ 5- 10 năm.
Tìm hiểu ngay: Răng sứ kim loại là gì? Răng sứ kim loại có tốt không?
– Răng toàn sứ
Đúng như cái tên, răng toàn sứ được cấu tạo hoàn toàn bằng sứ nguyên chất từ khung sườn bên trong cho đến lớp men bên ngoài. Nhờ vậy chúng có thể khắc phục tất cả nhược điểm của răng sứ kim loại. Không chỉ mang đến tính thẩm mỹ, độ phản quang giống hệt răng thật tự nhiên mà nó còn có khả năng tương hợp sinh học cao, lành tính với cơ thể. Sau một thời gian sử dụng, khung sườn sẽ không bị oxy hoá, giúp răng sứ kéo dài tuổi thọ thậm chí lên đến 20 năm nếu biết cách chăm sóc tốt.
Chi tiết nhất: Răng toàn sứ là gì? 4 dòng răng toàn sứ tốt nhất hiện nay
Khi chọn bọc răng sứ, tuỳ vào nhu cầu, sở thích, điều kiện tài chính, bạn hãy tìm hiểu cẩn thận và quyết định chính xác nhất.
Lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín
Cuối cùng yếu tố quan trọng nhất là lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín, hội tụ đầy đủ bác sĩ có trình độ, kinh nghiệm phong phú, trang thiết bị hiện đại, răng sứ chất lượng.
Bọc răng sứ là kĩ thuật khó, đòi hỏi bác sĩ phải đủ kiến thức, tay nghề cao. Bác sĩ giỏi sẽ đảm bảo quá trình này diễn ra chuẩn xác, hạn chế tối đa được những tình huống phát sinh trong quá trình thực hiện. Nhờ đó phục hình răng sứ đạt hiệu quả tốt nhất.
Ngoài ra, những trang thiết bị hiện đại cũng là yếu tố bạn cần quan tâm. Mọi quy trình từ thăm khám, chụp X-quang, lấy dấu răng, gắn răng sứ,… đều cần sự hỗ trợ tối ưu từ những công nghệ hiện đại.
8. Mách bạn địa chỉ bọc răng sứ uy tín tại Hà Nội
Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu chăm sóc sức khoẻ răng miệng và đặc biệt là bọc răng sứ ngày càng được yêu thích. Tuy nhiên như đã chia sẻ ở trên, bọc răng sứ cần chọn đúng địa chỉ nha khoa uy tín mới đảm bảo tính thẩm mỹ tốt, đảm bảo quá trình ăn nhai và độ bền theo thời gian. Nếu đang băn khoăn lựa chọn, bạn đừng bỏ qua nha khoa Thuý Đức với hơn 18 năm kinh nghiệm hội tụ tất cả các yếu tố trên.
- Đội ngũ bác sĩ tại nha khoa Thuý Đức đều tốt nghiệp tại các trường đại học danh tiếng, kinh nghiệm phong phú, làm việc cẩn thận, tỉ mỉ.
- Đa dạng các dòng răng sứ chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng như răng sứ Venus- Đức, răng sứ Ceramill- Đức, răng sứ Emax- Mỹ, răng sứ Lava- Mỹ.
- Trang thiết bị hiện đại hàng đầu thế giới, có thể kể đến máy quét dấu răng iTero 5D Plus, máy chụp X-quang Vatech Pax-I,… giúp thăm khám tình trạng sức khoẻ bệnh nhân chính xác, hỗ trợ bác sĩ lên phác đồ điều trị phù hợp.
- Phòng khám chữa bệnh sạch sẽ, được khử trùng an toàn tuyệt đối. Ngoài ra có thêm không gian nhỏ xinh giúp bệnh nhân thư giãn.
- Chi phí điều trị luôn minh bạch, rõ ràng, có nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn khác.
Nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc liên quan đến vấn đề bọc răng sứ, vui lòng liên hệ HOTLINE 093.186.3366 – 086.690.7886 hoặc đăng ký tư vấn (không mất phí) với bác sĩ nha khoa Thúy Đức để được hỗ trợ sớm nhất ĐĂNG KÝ